Hôm qua chàng hỏi mình :" Sao lâu nay không viết blog nữa, chán rồi hả ?" Á à, cứ tưởng chàng không thèm để ý chứ. Té ra cũng ngấm ngầm theo dõi.
Ngày Tết bận rộn, đâu còn nhiều thời gian để hoa lá, mà vườn cũng đang chán phèo, cây cối thì bị "nám da" vì bụi. Chẳng có hứng thú gì để viết.
Chờ mãi đến hôm nay chàng được nghỉ, mình liền nịnh nọt chàng dọn vườn giúp mình. Bao nhiêu cây to nặng, những chậu cây nằm phía ngoài lan can đều được lôi ra thay chất trồng hết. Ôi, thoải mái làm sao ! Những công việc biết là cần phải làm nhưng không thể tự làm được, cảm giác ậm ạch khó chịu trong người. May có chàng ra tay nghĩa hiệp, hihi. Cám ơn chàng nhiều nha.
Thay chất trồng xong thì đến tiết mục loại bỏ những cây thuộc dạng bỏ thì thương vương thì tội. Kết quả là phải vác đi đổ tới mấy bao chất trồng thải ra và có một vườn cây thật quang đãng .
Xếp tạm mấy chậu cây vào đây đã, ăn tết xong và khi nào nhà hàng xóm vôi ve hồ cháo xong xuôi mới tính chuyện đường dài được.
Mất một buổi sáng dọn dẹp, chàng ngắm nghía thành quả và ... "thủ thỉ" :"Em ơi, hay là mình lợp mái và sắm thêm bộ bàn ghế lên đây ngồi làm wifi ?" Hahaha, ủa sao vợ đưa ý kiến lợp mái từ lâu rồi thì ai bảo là phá vỡ kiến trúc, phá vỡ cảnh quan vậy ta ? Giờ ngó cái vườn của vợ thấy phái rồi thì lại thích cà phê wifi sân vườn.
Trang chủ
Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
Không đề
Sắp tết rồi nhưng mình không trồng thêm hoa ăn tết mà phải chuẩn bị tinh thần "sơ tán" vườn cây. Haiiizzaaa....Chán quá !
Sau khi nhà hàng xóm xây xong, mình phải làm gì để chỉnh trang lại vườn đây. Ốp đá lên tường ? Cho thằn lằn bò lên tường ? Hay treo chậu cây áp tường ???
Đôi khi nhìn lại cái vườn, sao mình thấy hổ lốn quá. Cũng vì tội tham lam, đua đòi, thích đủ thứ mà ra. Mình biết vậy nhưng vẫn chưa thể "vượt lên chính mình". Vừa muốn vườn đẹp, lại vừa muốn hàng ngày được nhìn ngắm nhiều loại hoa khác nhau trong khi diện tích thì có hạn nên bao nhiêu cái chậu là bấy nhiêu loại cây khác nhau. Hệ quả là vườn cây tủn mủn, vụn vặt
Cũng Có lúc mình AQ rằng trồng nhiều thì mới biết được cây nào phù hợp với điều kiện của mình hoặc mình "mát tay" với những loại cây nào. Nhưng đúng ra là tại gi gỉ gì gi cái gì cũng thích nên không còn chỗ để trồng theo khóm được nữa.
Mình hứa (nhưng mà không đảm bảo, hehe...) là sau khi nhà hàng xóm xây xong thì mình sẽ mạnh tay loại bỏ những gì không phù hợp, mình sẽ chắt lọc để mang đến cho vườn sân thượng một diện mạo mới.
Nói vậy chứ cũng không biết có làm được vậy không nữa. Nhưng mình đang "mâu thuẫn" và đang "đấu tranh" để đi đến cái mới mẻ hơn.
Sau khi nhà hàng xóm xây xong, mình phải làm gì để chỉnh trang lại vườn đây. Ốp đá lên tường ? Cho thằn lằn bò lên tường ? Hay treo chậu cây áp tường ???
Đôi khi nhìn lại cái vườn, sao mình thấy hổ lốn quá. Cũng vì tội tham lam, đua đòi, thích đủ thứ mà ra. Mình biết vậy nhưng vẫn chưa thể "vượt lên chính mình". Vừa muốn vườn đẹp, lại vừa muốn hàng ngày được nhìn ngắm nhiều loại hoa khác nhau trong khi diện tích thì có hạn nên bao nhiêu cái chậu là bấy nhiêu loại cây khác nhau. Hệ quả là vườn cây tủn mủn, vụn vặt
Cũng Có lúc mình AQ rằng trồng nhiều thì mới biết được cây nào phù hợp với điều kiện của mình hoặc mình "mát tay" với những loại cây nào. Nhưng đúng ra là tại gi gỉ gì gi cái gì cũng thích nên không còn chỗ để trồng theo khóm được nữa.
Mình hứa (nhưng mà không đảm bảo, hehe...) là sau khi nhà hàng xóm xây xong thì mình sẽ mạnh tay loại bỏ những gì không phù hợp, mình sẽ chắt lọc để mang đến cho vườn sân thượng một diện mạo mới.
Nói vậy chứ cũng không biết có làm được vậy không nữa. Nhưng mình đang "mâu thuẫn" và đang "đấu tranh" để đi đến cái mới mẻ hơn.
Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011
Niềm vui bất ngờ
Hôm 25/12 mình lôi củ huệ trong tủ lạnh ra ... "xẻo đít"... hahaha. Vì chưa có kinh nghiệm nên mình tiếp tục ngâm rễ vào nước và hôm sau trồng lại. Được sư phụ cảnh báo là có khả năng bị úng, vậy là mình lại lôi nó lên hong khô thêm một ngày.
Ngày 28/12 mình trộn chất trồng vào thau rồi cho nước vào để trấu, than, perlite ngậm no nước. Sau đó mới vớt ra trồng củ huệ cho chắc ăn.
Rồi ngày nào mình cũng ra ngó ngó nghiêng nghiêng, chỉ lo nó bị úng thì công toi. Củ huệ của mình còn bị một bữa mắc mưa nữa nên càng lo.
Hehe, ngó nghiêng vậy mà sao vẫn chẳng thấy gì cho đến sáng nay bạn đến chơi thì mới phát hiện ra một vòi bông đang lấp ló trong cổ củ. Bạn về, ngứa ngáy chân tay quá, mình gỡ bớt những lớp vỏ khô ra. Ôi, ôi, tận hai vòi bông lận. Hihi, phái phái.
Mình không phải là tín đồ lan huệ (hay là chưa ?!) nhưng mình đã làm chủ được nó nên rất thích. Vậy là trong vòng 15 ngày trồng xuống, với nhiệt độ trung bình 27 -31 độ C đã nhú mầm bông. Còn 21 ngày nữa là Tết Nguyên đán. Làm sao để củ lan huệ này nở đúng vào mùng 1 thì không còn gì vui hơn.
Cập nhật củ lan huệ trồng từ hạt.
Củ huệ con xuất xứ từ ĐGT giờ đã ra dáng thanh niên.
Hạt huệ gieo từ cuối tháng 4 cũng đã bước vào tuổi thiếu niên.
Chưa thấy hoa, chỉ cần thấy cây cối lớn lên từng ngày, có màu xanh khỏe mạnh trên phiến lá là mình thấy thích rồi vì mình đã nuôi dưỡng được nó và biết nó SẼ ra hoa.
Ngày 28/12 mình trộn chất trồng vào thau rồi cho nước vào để trấu, than, perlite ngậm no nước. Sau đó mới vớt ra trồng củ huệ cho chắc ăn.
Rồi ngày nào mình cũng ra ngó ngó nghiêng nghiêng, chỉ lo nó bị úng thì công toi. Củ huệ của mình còn bị một bữa mắc mưa nữa nên càng lo.
Hehe, ngó nghiêng vậy mà sao vẫn chẳng thấy gì cho đến sáng nay bạn đến chơi thì mới phát hiện ra một vòi bông đang lấp ló trong cổ củ. Bạn về, ngứa ngáy chân tay quá, mình gỡ bớt những lớp vỏ khô ra. Ôi, ôi, tận hai vòi bông lận. Hihi, phái phái.
Mình không phải là tín đồ lan huệ (hay là chưa ?!) nhưng mình đã làm chủ được nó nên rất thích. Vậy là trong vòng 15 ngày trồng xuống, với nhiệt độ trung bình 27 -31 độ C đã nhú mầm bông. Còn 21 ngày nữa là Tết Nguyên đán. Làm sao để củ lan huệ này nở đúng vào mùng 1 thì không còn gì vui hơn.
Cập nhật củ lan huệ trồng từ hạt.
Củ huệ con xuất xứ từ ĐGT giờ đã ra dáng thanh niên.
Hạt huệ gieo từ cuối tháng 4 cũng đã bước vào tuổi thiếu niên.
Chưa thấy hoa, chỉ cần thấy cây cối lớn lên từng ngày, có màu xanh khỏe mạnh trên phiến lá là mình thấy thích rồi vì mình đã nuôi dưỡng được nó và biết nó SẼ ra hoa.
Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011
Hoa tím ngoài sân
Mình không đặc biệt yêu thích riêng một màu sắc nào cả nhưng bữa nay ngó tới ngó lui thấy vườn mình có nhiều hoa tím. Có người nói màu tím tượng trưng cho sự thủy chung nhưng mình lại thấy màu tím buồn, màu tím là nhớ nhung...
Hi, mà màu nào cũng được, cứ hoa đẹp là mình mê tít rồi.
Đầu tiên là em lá ngọc cành vàng vô cùng yểu điệu kỳ này ra hoa tưng bừng. Mình phải treo em ngay trước cửa phòng để ngắm thỏa thích. Nhìn hoa che kín cả giỏ, sung sướng vô cùng.
Em hoa huế đã tím hơn trước và hoa cũng to hơn, lần lượt nở chùm thứ ba nhưng vẫn chưa thấy đậu trái nào.
Cleome dễ thương có kiểu hoa khá lạ lùng. Trước khi nở thì chìa mấy sợi râu ra. Cánh hoa chỉ có ở phía trên, còn phía dưới thì ... vểnh râu mèo.
Dám chừng khi em này phát triển nhiều thì mình phải hy sinh chậu dâm bụt để trồng cleome thành bụi quá. Xung quanh thì trồng những cây hoa bụi lúp xúp. Càng tưởng tượng càng thấy ghét trồng cây trong chậu ghê.Thật là khó quy hoạch làm sao đâu á. Lô xô, nhấp nhổm, nhìn chẳng có đường nét liền lạc gì cả.
Trong vườn, mình thích "mảng màu" tím này nhất vì nhìn nó hoang dã và tự nhiên nhất. Phải phong cho em cúc bách nhật này là hoa hậu bền bỉ và dễ tính. Chẳng nhớ em nở hoa từ mùa quýt nào mà giờ vẫn cứ tươi roi rói.
Em đừng đi xin em đừng đi
Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì
Ngày ngày mặt trời hôn lên bước chân
Và hoa tím vẫn rơi đầy sân
Con đường xưa quen tên bàn chân
Bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ
Ai vội đi để ai còn đứng đó
Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi.
Hoa tím vẫn rơi đầy sân nhưng mình không buồn như lời bài hát. Mỗi ngày nhìn hoa khoe sắc, mình lại thấy cám ơn đời cho ta thêm một ngày nữa để yêu thương.
Hi, mà màu nào cũng được, cứ hoa đẹp là mình mê tít rồi.
Đầu tiên là em lá ngọc cành vàng vô cùng yểu điệu kỳ này ra hoa tưng bừng. Mình phải treo em ngay trước cửa phòng để ngắm thỏa thích. Nhìn hoa che kín cả giỏ, sung sướng vô cùng.
Em hoa huế đã tím hơn trước và hoa cũng to hơn, lần lượt nở chùm thứ ba nhưng vẫn chưa thấy đậu trái nào.
Cleome dễ thương có kiểu hoa khá lạ lùng. Trước khi nở thì chìa mấy sợi râu ra. Cánh hoa chỉ có ở phía trên, còn phía dưới thì ... vểnh râu mèo.
Dám chừng khi em này phát triển nhiều thì mình phải hy sinh chậu dâm bụt để trồng cleome thành bụi quá. Xung quanh thì trồng những cây hoa bụi lúp xúp. Càng tưởng tượng càng thấy ghét trồng cây trong chậu ghê.Thật là khó quy hoạch làm sao đâu á. Lô xô, nhấp nhổm, nhìn chẳng có đường nét liền lạc gì cả.
Trong vườn, mình thích "mảng màu" tím này nhất vì nhìn nó hoang dã và tự nhiên nhất. Phải phong cho em cúc bách nhật này là hoa hậu bền bỉ và dễ tính. Chẳng nhớ em nở hoa từ mùa quýt nào mà giờ vẫn cứ tươi roi rói.
Em đừng đi xin em đừng đi
Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì
Ngày ngày mặt trời hôn lên bước chân
Và hoa tím vẫn rơi đầy sân
Con đường xưa quen tên bàn chân
Bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ
Ai vội đi để ai còn đứng đó
Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi.
Hoa tím vẫn rơi đầy sân nhưng mình không buồn như lời bài hát. Mỗi ngày nhìn hoa khoe sắc, mình lại thấy cám ơn đời cho ta thêm một ngày nữa để yêu thương.
Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011
My love
Lần đầu tiên mình thấy cây quỳnh xương cá ở một nhà hàng ĐL là mình thấy yêu liền, love at fist sight, hihi. Vậy là mình tìm mua một em mang về mà lòng đầy hồi hộp, không biết em có chịu được khí hậu nắng nóng không. Thế rồi em cũng chịu nhú ra mấy cái tược.
Rồi đến những ngày chạy mưa vì sợ úng. Trời ơi, trót làm kẻ si tình nên cứ phải chiều chuộng gái đẹp. Nhưng đến khi bộ xương của em buông dài xuống thì không thể di chuyển thường xuyên được nữa vì sợ gãy... vậy là cho dầm mưa luôn. Trộm vía là em vẫn không sao.
Cách đây vài tháng, mình cắt thử một đoạn xương và cắm xuống dớn thì hôm nay mình thấy nhú tược rồi. Vậy là làm tới luôn. Mình cắt thêm vài mẩu xương thừa xấu xí giâm tiếp. Mình chưa mong em í ra hoa, chỉ cần ẻm cho nhiều bộ xương buông rũ đều xung quanh chậu là đủ để mình "chết trong lòng một ít" rồi.
Rồi đến những ngày chạy mưa vì sợ úng. Trời ơi, trót làm kẻ si tình nên cứ phải chiều chuộng gái đẹp. Nhưng đến khi bộ xương của em buông dài xuống thì không thể di chuyển thường xuyên được nữa vì sợ gãy... vậy là cho dầm mưa luôn. Trộm vía là em vẫn không sao.
Cách đây vài tháng, mình cắt thử một đoạn xương và cắm xuống dớn thì hôm nay mình thấy nhú tược rồi. Vậy là làm tới luôn. Mình cắt thêm vài mẩu xương thừa xấu xí giâm tiếp. Mình chưa mong em í ra hoa, chỉ cần ẻm cho nhiều bộ xương buông rũ đều xung quanh chậu là đủ để mình "chết trong lòng một ít" rồi.
Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011
Chim yến đã tung cánh
Khiếp, sao mà lâu gớm. Từ khi mình thấy bông huế nhú nụ thì mình cũng thấy đầu ngọn cây bạch yến hơi mập lên. Vậy mà bông huế nở rồi tàn, rồi lại nở một chùm mới nữa thì con chim yến này mới chịu dang đôi cánh.
Người ta cũng khéo tưởng tượng và đặt tên cho nó đấy chứ : Bạch yến !
Chà, mới nở một bông mà đã thơm sực nức. Mai mốt nở cả chùm, rồi 5 cây đang ươm nụ đều nở, chắc điếc mũi luôn.
Người ta cũng khéo tưởng tượng và đặt tên cho nó đấy chứ : Bạch yến !
Chà, mới nở một bông mà đã thơm sực nức. Mai mốt nở cả chùm, rồi 5 cây đang ươm nụ đều nở, chắc điếc mũi luôn.
Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011
Những kẻ phá hoại
Đã làm vườn thì luôn phải sẵn sàng đối phó với sâu bọ. Mỗi ngày, bên cạnh việc ngắm hoa, tỉa cành, lặt lá úa thì mình còn giành thời gian để "rình rập", "soi mói" tụi phá hoại. Vậy mà cũng không thể nào hết được, mùa nào thức nấy, rau nào sâu nấy. Mùa mưa thì nhiều rệp sáp, nấm mốc, ốc sên. Mùa nắng thì nhiều sâu xanh và nhiều loại sâu bọ mình chẳng biết tên gì. Mỗi cây thường bị một vài loại sâu, trong khi cây bên cạnh lại chẳng hề hấn gì. Có lẽ sâu biết lựa cây nào "hợp khẩu vị" với nó để ăn thôi.
Mình thường tìm sâu bằng những "tang chứng, vật chứng" như lá bị cắn thủng, phân sâu hoặc là ... kiến. Những con rệp chính là những con bò sữa của kiến. Kiến dùng đôi râu mơn trớn con rệp, rệp sẽ hút nhựa cây và tiết ra nước có vị ngọt cho kiến thưởng thức.
Sâu thường thích những ngọn non hoặc trốn ở mặt dưới phiến lá nên mình cứ nhè vào chỗ đó mà tìm. Cũng may là mình không sợ sâu như sợ ... chuột, hì hì, chứ không thì cũng không thể làm vườn được.
Một vài hình ảnh "gớm ghiếc" mình mới chụp trong buổi sáng nay :
Con đen thui này hay bám trên ngọn cây chuối, cây bạch yến và cây gừng indo
Con màu trắng này hay bám trên cây thanh tú, cây cau, cây thiên môn. Mình thấy ớn con này nhất vì nó chẳng cử động gì cả nên không biết nó còn sống hay đã chết. Dùng tay gỡ ra cũng rất khó khăn.
Dạo này còn xuất hiện con sâu đen xù lông nhím này nữa. Quá kinh !
Con màu vàng này hay bám trên lá lan huệ. Hồi trước mình chưa biết "nhìn" nên nó bám hơi nhiều nhưng giờ thì ... biết tay ta.
Con "thiên nhiên kỳ thú" này bám bất cứ cây nào. Nó ngụy trang như một mảnh vỏ cây khô vậy.
Sáng nay nổi hứng đi chụp hình sâu bọ chứ nếu mình chụp từ trước đây thì đã có cả bộ sưu tập những con gớm ghiếc rồi. Với tất cả mọi loài phá hoại như vậy mà mình chỉ dùng "vũ khí thô sơ" là giết bằng tay rồi xịt nước rửa chén pha loãng thôi. Trồng cây để thư giãn nên mình muốn khu vườn mình XANH. Hơn nữa, mình toàn cây nhà nghèo, nếu không chống chọi nổi thì mình đành bỏ đi, chỉ tiếc công chứ không tiếc của lắm.
Giờ mình đang có kẻ thù số 1, làm mình đau đầu và chán nản biết bao nhiêu là chim sẻ. Nó phá tan hoang khu vườn của mình nhanh hơn bất cứ một loại sâu nào. Cúc nút áo chưa hề có hoa khô để trồng lại đợt mới vì ngày nào nó cũng vặt hoa tươi rải tím cả góc sân. Một vụ gieo hạt thất bát cũng vì chim sẻ. Bao nhiêu cây yêu quý của mình ra đi trong sững sờ.
Chán đến mức chẳng còn muốn làm gì nữa!!!
Mình thường tìm sâu bằng những "tang chứng, vật chứng" như lá bị cắn thủng, phân sâu hoặc là ... kiến. Những con rệp chính là những con bò sữa của kiến. Kiến dùng đôi râu mơn trớn con rệp, rệp sẽ hút nhựa cây và tiết ra nước có vị ngọt cho kiến thưởng thức.
Sâu thường thích những ngọn non hoặc trốn ở mặt dưới phiến lá nên mình cứ nhè vào chỗ đó mà tìm. Cũng may là mình không sợ sâu như sợ ... chuột, hì hì, chứ không thì cũng không thể làm vườn được.
Một vài hình ảnh "gớm ghiếc" mình mới chụp trong buổi sáng nay :
Con đen thui này hay bám trên ngọn cây chuối, cây bạch yến và cây gừng indo
Con màu trắng này hay bám trên cây thanh tú, cây cau, cây thiên môn. Mình thấy ớn con này nhất vì nó chẳng cử động gì cả nên không biết nó còn sống hay đã chết. Dùng tay gỡ ra cũng rất khó khăn.
Dạo này còn xuất hiện con sâu đen xù lông nhím này nữa. Quá kinh !
Con màu vàng này hay bám trên lá lan huệ. Hồi trước mình chưa biết "nhìn" nên nó bám hơi nhiều nhưng giờ thì ... biết tay ta.
Sáng nay nổi hứng đi chụp hình sâu bọ chứ nếu mình chụp từ trước đây thì đã có cả bộ sưu tập những con gớm ghiếc rồi. Với tất cả mọi loài phá hoại như vậy mà mình chỉ dùng "vũ khí thô sơ" là giết bằng tay rồi xịt nước rửa chén pha loãng thôi. Trồng cây để thư giãn nên mình muốn khu vườn mình XANH. Hơn nữa, mình toàn cây nhà nghèo, nếu không chống chọi nổi thì mình đành bỏ đi, chỉ tiếc công chứ không tiếc của lắm.
Giờ mình đang có kẻ thù số 1, làm mình đau đầu và chán nản biết bao nhiêu là chim sẻ. Nó phá tan hoang khu vườn của mình nhanh hơn bất cứ một loại sâu nào. Cúc nút áo chưa hề có hoa khô để trồng lại đợt mới vì ngày nào nó cũng vặt hoa tươi rải tím cả góc sân. Một vụ gieo hạt thất bát cũng vì chim sẻ. Bao nhiêu cây yêu quý của mình ra đi trong sững sờ.
Chán đến mức chẳng còn muốn làm gì nữa!!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)